Nền kinh tế đang trên xu hướng toàn cầu hóa. Chính vì thế Việt Nam cũng đang trên con đường hội nhập. Đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến đất nước chúng ta để đầu tư. Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư này. Dưới đây là quy trình đầu tư dự án vào Việt Nam dành cho các tổ chức nước ngoài.
1. Đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư
Để được cấp phép đầu tư dự án các nhà đầu tư sẽ thực hiện đăng ký như sau:
B1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký giới thiệu địa điểm đầu tư để được giới thiệu địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển ngành của tỉnh đó, trên cơ sở các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, bảo vệ môi trường. Cơ quan thẩm quyền giải quyết là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
B2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
B3. Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án ngoài các Khu, cụm công nghiệp; 03 ngày làm việc đối với dự án trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.
2. Đăng ký doanh nghiệp
B1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
B2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
B3. Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc bao gồm thời gian khắc dấu doanh nghiệp, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
>> Xem thêm: Bạn nên biết – Kinh nghiệm tổ chức sự kiện ngoài trời
3. Thỏa thuận địa điểm đầu tư
Chỉ dành cho các dự án chưa có địa điểm đầu tư. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp không thực hiện bước này.
- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục thỏa thuận địa điểm đầu tư để được chấp thuận địa điểm trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan đến ngành nghề, diện tích, nguồn vốn, tiến độ thực hiện, tái định cư và bảo vệ môi trường.
- Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư lập các thủ tục đầu tư kế tiếp.
- Cơ quan thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan nhận hồ sơ, thẩm tra và trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư.
- Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Đăng ký đầu tư
Các dự án không quy định đăng ký đầu tư không thực hiện bước này.
Cơ quan thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh đối với các địa điểm đầu tư ngoài các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao; Ban quản lý đối với các địa điểm đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả:
Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư đối với địa điểm đầu tư ngoài các Khu, Cụm công nghiệp.
Ban quản lý đối với địa điểm đầu tư trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
Cơ quan xử lý hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý.
Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc đối với dự án ngoài các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, 03 ngày làm việc đối với dự án trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
>> Có thể ban quan tâm: Vì sao nên chọn sử dụng cửa nhựa lõi thép cho nhà vệ sinh?
5. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Khi được thỏa thuận địa điểm đầu tư ở Bước 3, nhà đầu tư lập hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hình thành pháp nhân và xác nhận hoạt động đầu tư của mình theo quy định của Luật Đầu tư. Cơ quan thẩm quyền giải quyết: UBND cấp tỉnh; Ban quản lý.
- Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với địa điểm đầu tư ngoài các khu, cụm công nghiệp; Ban quản lý đối với địa điểm đầu tư trong các Khu, Cụm công nghiệp.
- Thời gian giải quyết: không quá 15 ngày làm việc cho trường hợp đăng ký và 30 ngày làm việc cho trường hợp thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trên đây là đầy đủ quy trình đầu tư dự án tại Việt Nam. Luật Dương Gia cung cấp dịch vụ tư vấn luật đầu tư miễn phí dành cho cá nhân và mọi tổ chức.