Hiện nay, sản phẩm thực phẩm chức năng ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thị trường với các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động ổn định thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đăng ký công bố chất lượng thực phẩm chức năng. Điều này không chỉ giúp đáp ứng được sự quản lý khắt khe của cơ quan có thẩm quyền. Vậy các thủ tục, thông tin liên quan đến thành phần hồ sơ trong công bố thực phẩm chức năng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau, Oceanlaw sẽ giải đáp chi tiết nhất cho bạn.
Thành phần hồ sơ trong công bố thực phẩm chức năng
- Hồ sơ để đăng ký tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm chức năng bao gồm hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và hồ sơ pháp lý chung. Trong đó hồ sơ pháp lý chung bao gồm các tài liệu như:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc nếu là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm thì cần có chứng nhận pháp nhân;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
- Đối với hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung phù hợp quy định an toàn thực phẩm lại gồm có công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm được soạn theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Bản kê khai thông tin chi tiết về sản phẩm – Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP (văn bản có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân yêu cầu công bố);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do/ giấy chứng nhận y tế/ giấy chứng nhận tương đương được cấp bỏi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cửa nước sản xuất. Nội dung trong đó cần thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người dùng và phù hợp với quy định pháp luật về thực phẩm (Có thể nộp bản gốc hoặc bản sao có công chứng hợp pháp);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm chức năng trong vòng 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm. Trong đó các tiêu chí cần có gồm: chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm. Tổ chức, cá nhân có thể chọn nộp bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự,
- Bản kế hoạch giám sát định kỳ;
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc công dụng của mỗi thành phần tạo nên thực phẩm chức năng đã công bố.
Hồ sơ công bố thực phẩm sản xuất trong nước
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
- Bản thông tin sản phẩm (Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm kiểm nghiệm (nộp bản gốc hoặc bản sao công chứng). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, chỉ tiêu theo yêu cầu của phòng kiểm nghiệm được chỉ định/ phòng kiểm nghiệm được thừa nhận/ phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận;
- Mẫu nhãn sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh;
- Tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thực phẩm chức năng hoặc chứng minh tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng cần được công bố;
- Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với các sản phẩm mới lần đầu tiên được đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh an toàn, hiệu quả (các thực phẩm chức năng có công dụng mới, hoặc được áp dụng theo công nghệ mới hoặc được chế biến từ nguyên liệu mới);
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP);
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
Oceanlaw là đơn vị tiên phong trong dịch vụ công bố thực phẩm. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, đảm bảo hồ sơ của bạn sẽ được duyệt nhanh và tối ưu nhất.
Website: https://congbothucphamnhanh.com
Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449
Xem thêm: https://noithatvnn.com/thanh-phan-ho-so-trong-cong-bo-thuc-pham-chuc-nang
Được đóng lại.