Thi công lắp đặt vải địa kỹ thuật là quá trình đòi hỏi người quản lý công trường như chỉ huy trưởng công trường phải nắm vứng kiến thức tổng quát chung từ đó đưa ra hướng chiến lược để rút ngắn quá trình thi công đồng thời tăng hiệu quả kinh tế, dưới đây là các hướng dẫn chi tiết về quá trình thi công lắp đặt vải địa kỹ thuật tại công trường.
Thi công lắp đặt vải địa kỹ thuật
Công tác chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng khi nhận bàn giao để trải vải địa phải bằng phẳng, nhẵn mặt, đã bóc vỏ hữu cơ, hạn chế đá cuội. rễ cây, mảnh vụn hay bất kỳ vật sắc nhọn gì lớn hơn 50 mm ở trên.
Đất nền phải tương đối khô ráo và đạt đủ độ chặt theo đúng yêu cầu của dự án, đất được đào đắp đến đúng cao độ thiết kế.
Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi nền đất ẩm ướt .
Phải có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do các tác động tại công trường, do bức xạ cực tím,do các hóa chất, lửa hoặc do bất kì điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.
Công tác trải vải địa
Trước khi tiến hành công tác trải màng, đơn vị thi công lập bản vẽ thi công thể hiện vị trí từng tấm vải địa. Bản vẽ này dùng để trình lên chủ đầu tư hoặc giám sát chủ yếu để tham khảo. Cơ sở chính để tiến hành công tác trải là dựa vào mặt bằng của công trình (hướng nước chảy, cao độ mái dốc, chiều dài, rộng mặt bằng so với kích thước cuộn…) và tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.
Trong quá trình trải, phân bố các tấm vải địa có thể khác so với bản vẽ thi công trước đây. Vị trí thực tế của từng tấm vải địa, đường chồng mí sẽ được thể hiện ở bản vẽ nghiệm thu.
Sử dụng thiết bị nâng hạ như xe xúc lật, xe đào ..v.v.. hoặc sử dụng trực tiếp nhân công để nâng hạ các cuộn vải địa ở vị trí tập kết .
Các cuộn nên được tháo rời mã hiệu ra và được lưu lại bởi người chỉ huy.
Vải địa có khối lượng cuộn tương đối nhẹ nên chủ động sử dụng nhân công cho công tác trải .
Khi trải vải phải được kéo thẳng, hạn chế nếp nhăn,nếp gấp.
Phần taluy sẽ tiến hành đo kích thước trước sau đó cắt các tấm theo đúng kích thước rồi trải theo hướng mái dốc. Có thể cắt ở dưới đáy rồi kéo lên hoặc cắt phía trên rồi cho trải xuống tùy thực tế mặt bằng công trình.
Phần đáy các tấm sẽ được trải theo chiều dọc để tiện cho việc trải,hạn chế đường may nối
Các góc sẽ được trải trước một tấm dài ngay góc, các miếng thiếu hình tam giác, hình thang sẽ được đo cắt rồi may nối vào sau.
Công tác may vải địa
Các tấm vải địa được chồng mí rồi may nối vào nhau. Theo tiêu chuẩn TCVN 9884 – 2013: Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50% cường độ kéo vải (thử nghiêm theo ASTM D 4595).
Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp may đôi, khoảng cách 2 đường may không được nhỏ hơn 5 mm. Theo kinh nghiệm thực tế thì khoảng cách từ mép vải đến đường may ngoài cùng thường từ 100 mm – 150 mm . Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải.Khoảng cách của các mũi kim từ 7mm – 10mm.
Trường hợp các tấm vải đã được trải nhưng không kịp may phải dùng bao chứa cát chằn lại tại vị trí các đường chồng mí để ngăn vải bị thổi bay do gió lớn.
Thiết bị may vải địa
Sử dụng máy may VĐKT cầm tay.
Chỉ khâu vải phải là chỉ khâu chuyên dụng có đường kính từ 1.0 đến 1.5 mm,lực kéo đứt của một sợi chỉ không nhỏ hơn 40 N.
Công tác neo vải địa
Vải địa thường được neo vào một rãnh ở được đặt liền kề đỉnh của mái dốc.
Kích thước và vị trí của rãnh được quy định trong thiết kế.
Rãnh được đào quanh theo chu vi của luống.Rãnh này có thể dùng trong cho nhiều lớp chống thấm khác như GCL, HDPE.
Sau khi vải địa cùng tất cả các lớp khác trong hệ thống đã được neo vào trong rãnh thì ta dùng đất hoặc bê tông để lấp lại.
Để biết thêm thông tin chi tiết hơn các bạn vui lòng liên hệ để nhận được tư vấn kỹ thuật và nhận được các tài liệu liên quan: vaidiakythuatvietnam.com.vn
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm: